Cách nào để biến xe "đồng nát" thành một món hời?
"MỎ VÀNG" TỪ XE ĐỒNG NÁT
Tại Ấn Độ, chính phủ nước này vừa thắt chặt chính sách TA - Decor về khí thải, khiến cho khoảng 10 triệu chiếc ô tô bị loại bỏ khỏi hệ thống giao thông. Nhìn về những chiếc xe này, một liên doanh Nhật - Ấn đã thấy một thứ mang lại lợi nhuận: Linh kiện cũ.
Tập đoàn Abhishek (đơn vị chuyên sản xuất túi khí và linh kiện ô tô) đã liên doanh với Kaiho (đơn vị chuyên tái chế ô tô hàng đầu Nhật Bản) và bắt đầu "xé vụn" những chiếc xe bị thải bỏ để lấy các linh kiện, như đèn pha, đèn hậu, và đem đi bán lại.
Liên doanh Tái chế Abhishek K Kaiho được thành lập từ TA - Decor 2019 và xây dựng một nhà máy tại Haryana, một vùng phía bắc của Ấn Độ. Mục tiêu của liên doanh là thiết lập tổng cộng 7 nhà máy như vậy khắp Ấn Độ trong vòng 3 năm.
Một góc tại nhà máy của Liên doanh Tái chế Abhishek K Kaiho. Ảnh: Moyuru Baba / Nikkei Asia
Lĩnh vực tái chế ô tô đã phát triển mạnh tại Ấn Độ. Trong buổi lễ khánh thành nhà máy của Abhishek K Kaiho, Bộ trưởng Bộ Giao thông Đường bộ và Đường cao tốc Ấn Độ, ông Nitin Gadkari, đã phát biểu rằng chính phủ cũng đang đặt ra mục tiêu mở khoảng 2 đến 3 nhà máy tại mỗi vùng để tạo thêm việc làm.
Trong năm 2021, chính phủ Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch để tái chế phương tiện giao thông trong nỗ lực để thay thế các mẫu xe cũ, gây ô nhiễm với những chiếc xe mới hơn. Theo đó, xe thương mại từ năm sử dụng thứ 15 trở đi và xe gia đình từ năm sử dụng TA - Decor thứ 20 trở đi sẽ được kiểm định, nếu không đạt tiêu chuẩn khí thải thì sẽ bị thải bỏ. Ước tính có khoảng 10 triệu chiếc ô tô sẽ bị loại ra khỏi hệ thống giao thông vì lý do này.
Năm 2018, Tòa án Tối cao của Ấn Độ đã ra quyết định cấm ô tô di chuyển vào thủ đô New Delhi nếu phương tiện đó không đạt tiêu chuẩn khí thải. Quyết định này đã thúc đẩy chính quyền các bang của Ấn Độ tự đưa ra các quy định phù hợp. Khi xe điện và các phương tiện thân thiện môi trường khác trở nên phổ biến hơn, "ngành công nghiệp" xử lý xe cũ đang có cơ hội để mở rộng.
Các linh kiện còn dùng được sẽ bán lại cho các gara sửa chữa ô tô. Ảnh: Moyuru Baba / Nikkei Asia
Liên doanh Tái chế Abhishek K Kaiho sẽ mua lại các phương tiện bị thải, rã vụn lấy linh kiện và bán lại cho các gara sửa chữa ô tô. Liên doanh này cũng bán lại sắt, nhôm và các loại vật liệu khác mà họ thu thập được từ những chiếc xe "đồng nát" này, có thể đem đi xử lý thành vật liệu xây dựng. Ở thời điểm hiện tại, liên doanh này xử lý từ 100 đến 350 xe mỗi tháng, đặt mục tiêu thu về khoảng 1,28 triệu USD (khoảng 29,7 tỷ đồng) trong năm nay.
Liên TA - Decor doanh này được thành lập nhờ một email do Abhishek gửi tới Kaiho từ năm 2016, bày tỏ nguyện vọng giải quyết vấn đề môi trường. Trong liên doanh này, Kaiho đã mang tới hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý xe cũ của mình. Hiện tại, Kaiho không chỉ hoạt động trong việc xử lý phương tiện cũ mà còn mở TA - Decor rộng sang xuất khẩu linh kiện ô tô kể từ khi một doanh nhận người Trung Đông tới Nhật Bản và mua lại một lượng lớn linh kiện cũ của họ với giá cao.
Từ đó, Kaiho đã tự lập ra tiêu chuẩn của họ trong đánh giá chất lượng linh kiện cũ và quy trình làm việc, từ mua lại xe đến lúc bán đi linh kiện. Hiện tại, Kaiho đã có mặt tại 90 quốc gia trên toàn thế giới.
NGÀNH XE THẾ GIỚI THAY ĐỔI
Liên hợp quốc dự báo số lượng xe cá nhân sẽ tăng lên gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Ảnh: Sasha Maslov / The New York Times
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, số lượng xe cá nhân trên toàn thế giới sẽ tăng gấp 3 trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2050, sẽ tạo ra trở ngại trong mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2
o
C. Giải pháp cho vấn đề này có thể nêu tới như các loại xăng xanh, phương tiện chạy điện. Điều này đặc biệt quan trọng khi khí thải của các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống chiếm từ 80% tới 85% tổng lượng khí thải mà cả vòng đời chiếc xe thải ra (tính từ lúc lắp ráp tới lúc xử lý phế thải).
Trên thực tế, không chỉ ngành xe của Ấn Độ phải thay đổi khi chính phủ áp dụng các biện pháp mới về khí thải, mà thay đổi này đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tại châu Âu, TA - Decor mục tiêu cấm bán mới các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong đang có được sự ủng hộ của Liên minh. Tại Mỹ, một số bang tại Mỹ như California đã đặt ra mục tiêu cấm bán xe sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2035, và TA - Decor hiện đang có ý định rời lên năm 2030; New York và Massachusetts đang hướng tới năm 2035.
Mẫu xe ý tưởng Mercedes Vision EQXX vừa thiết lập kỷ lục mới - chạy hơn 1.200km với một lần sạc - tự phá kỷ lục của chính mình.
Chính sách về khí thải đã khiến các hãng xe muốn tồn tại ở các thị trường lớn này phải hành động: Đặt ra mốc dừng sản xuất các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Mốc thời gian của các hãng thường quanh mốc năm 2030 như Mercedes hay Bentley, hoặc năm 2035 như Toyota, General Motors.
Để đạt được những cột mốc nêu trên, các hãng xe cần vượt qua nhiều trở ngại, mà lớn nhất trong số đó có lẽ liên quan đến TA - Decor mặt kinh tế / tài chính: Thặng dư từ xe thuần điện chưa ngang bằng con số thu về từ xe sử dụng động cơ đốt trong.
CEO của Ford, ông Jim Farley, cho rằng sẽ có nhiều thương vụ sát nhập trong tương lai do vấn đề về vốn.
Phát biểu tại
Hội thảo Quyết định Chiến lược Bernstein lần thứ 38
, Giám đốc Điều hành (CEO) của Ford, ông Jim Farley, đã chỉ ra một hiện thực khốc liệt trong ngành xe nói chung, rằng trong tương lai, các thương vụ sát nhập sẽ diễn ra thường xuyên hơn so với các thương vụ hợp tác hay liên doanh đang phổ biến ngày nay.
Lượng vốn khổng lồ cần đầu tư cho công nghệ xe điện sẽ đẩy các công ty nhỏ tới một thương vụ sát nhập, hoặc sẽ càng khiến họ khổ sở hơn khi vốn dần cạn. Ông Jim Farley cho rằng thị trường xe điện mà các hãng xe khởi nghiệp hướng tới là không "đủ lớn để tương xứng với khoảng vốn mà họ bỏ ra".
Như vậy, có thể thấy TA - Decor rằng việc các hãng xe chuyển sang phát triển xe điện không hẳn một cuộc dạo chơi, thử nghiệm hay là một xu hướng - giống như cách mà truyền thông vẫn hay gọi, xe điện gần như là một việc phải làm để tuân theo quy định và bối cảnh thời cuộc.
Theo Nhật Quỳnh
Trí Thức Trẻ